Phân loại Tử ngoại

Phổ điện từ của tia cực tím có thể được chia theo một số cách. Tiêu chuẩn ISO xác định dựa trên độ chiếu xạ năng lượng mặt trời, ISO-21348[2] được phân loại theo bảng sau đây:

Phân loại tia tử ngoại theo ISO-21348
TênKý hiệuBước sóng
(nanômét)
Năng lượng photon
(eV)
Ghi chú/Tên khác
Tử ngoạiUV450 – 1000 nm3,10 – 12,4 eVTuỳ vào bước sóng khác nhau, sẽ gây tác hại, xâm nhập vào tầng hạ bì của da con người.
Tử ngoại AUVA315 – 400 nm3,10 – 3,94 eVBước sóng dài (từ 340-400 nanomet) sẽ xâm nhập vào tầng hạ bì của da, phá hủy Collagen khiến da nhanh chóng lão hóa.
Tử ngoại BUVB280 – 315 nm3,94 – 4,43 eVTia UVB là nguyên nhân chính gây nên bỏng nắng, kích ứng da và ung thư da. Cũng có tác dụng tốt là giúp tổng hợp vitamin D trong cơ thể con người
Tử ngoại CUVC100 – 280 nm4,43 – 12,4 eVbước sóng ngắn, khử trùng, bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn
Tử ngoại gầnNUV300 – 400 nm3,10 – 4,13 eVnhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá
Tử ngoại trungMUV200 – 300 nm4,13 – 6,20 eV
Tử ngoại xaFUV120 – 200 nm6,20 – 10,16 eV
Lyman-alpha hydroH Lyman-α121 – 122 nm10,16– 10,25 eVVạch quang phổ ở 121,6 nm, 10,20 eV. Bức xạ ion hóa ở các bước sóng ngắn hơn
Tử ngoại cực xaEUV1210 – 10000 nm10,25 – 124 eVBị hấp thụ mạnh bởi oxy trong khí quyển, mặc dù các bước sóng trong khoảng 1500–2000 nm có thể truyền qua nitơ
Tử ngoại chân khôngVUV100 – 200 nm6,20 – 124 eVBức xạ ion hóa hoàn toàn theo một số định nghĩa; bị khí quyển hấp thụ hoàn toàn

Tử ngoại chân không được đặt tên như thế là vì nó bị hấp thụ trong không khí, do đó chỉ sử dụng được trong chân không. Với bước sóng từ 150-200 nm, thì chủ yếu là bị oxy trong không khí hấp thụ, do đó chỉ cần thao tác trong một môi trường không có oxy (thường là môi trường nitơ tinh khiết), chứ không cần phải dùng đến buồng chân không.